Giới blogger yêu nước Việt Nam trút bỏ gánh nặng đang đè lên ngực

The Economist, Hà Nội ngày 10/09/2009

Đàn áp không nương tay tinh thần yêu nước trên mạng

Tại một quốc gia có tinh thần yêu nước nồng nàn như Việt Nam, bạn đương nhiên nghĩ rằng Chính phủ sẽ ủng hộ kế hoạch truyền bá áo thun in các biểu ngữ thể hiện tình yêu quê hương đất nước của người dân. Ngặt một nỗi, những chiếc áo này lại gửi đi thông điệp phản đối Trung Quốc, đối tác thương mại to tát nhất của Việt Nam. Tệ hơn thế, người truyền bá áo thun lại là các blogger quen thuộc, vài người trong số họ còn bày tỏ thái độ chỉ trích mạnh mẽ.

Hai blogger nổi tiếng và một phóng viên báo mạng vừa bị bắt giam sau khi công an tìm ra bằng chứng rõ ràng về việc in ấn áo thun phản đối đầu tư Trung Quốc vào một dự án khai thác bauxite mới, gây nhiều tranh luận tại Tây Nguyên, đồng thời phản đối Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên các quần đảo còn đang tranh chấp tại Biển Đông.

Tất cả các thành viên của bộ ba này đều viết blog chỉ trích quan hệ Việt – Trung. Họ bị bắt giam vì nghi ngờ là đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ” để xâm phạm lợi ích quốc gia. Đến giữa tuần này thì Bùi Thanh Hiếu, blogger lấy bút danh “Người Buôn Gió”, và Phạm Đoan Trang, phóng viên làm việc cho báo mạng VietnamNet đã được trả tự do mà không bị buộc tội sau khi phải ngồi tù khá nhiều ngày. Nhưng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger “Mẹ Nấm”, vẫn còn bị giam cầm.

Đây là những hành động bắt giam gần đây trong chiến dịch đàn áp liên tục nhắm vào blogger và nhà báo. Hướng về Đại hội Đảng Cộng Sản năm 2011, trong lúc ba vị trí chính trị cao nhất vẫn còn để ngỏ, Chính phủ nhiệt tình kiểm soát nhà bình luận nào dám lên tiếng nói của mình. Từ tháng Mười Hai năm ngoái, Chính phủ áp dụng các giới hạn mới áp dụng cho blogger, họ sẽ bị ghép vào tội có hành động phi pháp nếu dùng bí danh để xuất bản hoặc dám viết về chính trị. Các qui định này sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt.

Theo số liệu từ Chính phủ, hiện nay đã có hơn 21 triệu người, chiếm một phần tư dân số, đang dùng internet. Ước tính số người viết blog sẽ từ 1 triệu đến 4 triệu người. Đại đa số là người viết nhật ký cá nhân chứ không phải hoạt động chính trị xã hội, song tốc độ tăng trưởng ngoạn mục của blog kèm với khó khăn trong việc quản lý đã làm Chính phủ bối rối, mặc dù Chính phủ đã từng kiểm soát toàn diện giới truyền thông.

Các blogger chợt thấy mình phải đứng trước vành móng ngựa là những người tố cáo tham nhũng trong Chính phủ hoặc có lời bình luận tiêu cực về Liên Xô cũ. Song Chính phủ có vẻ đặc biệt lo âu về tình trạng chỉ trích Trung Quốc.

Sau 1.000 năm dưới ách đô hộ và sau cuộc chiến biên giới đẫm máu năm 1979, nhiều người Việt Nam vẫn còn căm ghét anh hàng xóm phương Bắc. Nhưng Việt Nam đang bị thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc và đang cần đầu tư hơn bao giờ hết. Đây là lý do tại sao Chính phủ vẫn hăm hở thúc đẩy dự án khai thác bauxite với Trung Quốc, bất chấp phong trào phản đối rộng rãi từ các nhà khoa học và tướng lãnh (cũng như blogger). Họ chất vấn về “thành tích” bảo vệ môi trường của các công ty Trung quốc đồng thời bày tỏ nhiều quan ngại đến an ninh quốc gia.

Các tổ chức tự do báo chí quốc tế, thường sắp hạng Việt Nam bên cạnh Trung Quốc và Myanmar vào nhóm những quốc gia rủi ro nhất cho giới blogger, đã lên án các hành động bắt giam gần đây. Nhiều nhà ngoại giao nước ngoài e ngại rằng chính sách bắt giam khẩn cấp này sẽ phương hại đến công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Qui định mới có thể khiến blogger sợ hãi, và nhà báo có thể sẽ phải hết sức dè chừng khi viết lên những điều thậm chí chỉ hàm chứa chút ít rủi ro mơ hồ – luật pháp chưa qui định rõ điều gì họ được và không được đưa tin.

Song không phải mọi người đều nản lòng. Một blogger trẻ từ Hà Nội, người từng chỉ trích công khai Trung Quốc nhiều lần, phát biểu, “Họ chỉ đuổi bắt cá lớn thôi mà.” Anh nói thêm rằng Chính phủ có thể đang tự bắn vào chân của mình. Sau khi blogger bị bắt, lượng bạn đọc của blogger đó thường sẽ gia tăng nhanh chóng.


Bản dịch của tác giả Quê Hương, từ trang BauxiteVietNam.Info

Nguồn : http://www.economist.com/world/asia/displaystory.cfm?story_id=14419371

Bản tiếng Anh trên trang Economist.Com


Vietnam's nationalist bloggers

Getting it off your chest

Sep 10th 2009 | HANOI
From The Economist print edition

A crackdown on online patriotism

Illustration by Claudio Munoz

IN A country as fiercely patriotic as Vietnam, you would expect the government to cheer a plan by citizens to distribute T-shirts bearing nationalistic slogans. However, the T-shirts in question carried messages of hostility towards China, Vietnam’s biggest trading partner. Worse, their pedlars were popular and sometimes critical bloggers.

Two well-known bloggers and an online reporter have been detained after the police uncovered an apparent attempt to print T-shirts opposing Chinese investment in a controversial new bauxite-mining project in Vietnam’s Central Highlands and casting doubt on China’s claims to disputed islands in the South China Sea.

The trio, who had all written critically about Vietnam-China relations on the internet, were detained on suspicion of “abusing democratic freedoms” to undermine the state. By the middle of this week Bui Thanh Hieu, a blogger who used the pen name Nguoi Buon Gio (“Wind Trader”), and Pham Doan Trang, a journalist who works for VietnamNet, a news site, had been freed without charge after several days in detention. Nguyen Ngoc Nhu Quynh, who blogged as Me Nam (“Mother Mushroom”), was still in custody.

These are the latest arrests in a continuing crackdown against bloggers and journalists. Ahead of a congress of the ruling Communist Party in 2011, when the country’s top three political posts will be up for grabs, the government is keen to rein in more outspoken commentators. Last December it imposed new restrictions on bloggers, making it illegal for them to publish under a pseudonym or to write about politics. Policing these rules will be hard.

More than 21m people, a quarter of the population, use the internet, according to government figures. Estimates of the number producing blogs range from a low of 1m to as many as 4m. The vast majority are personal diarists, not sociopolitical activists, but the spectacular growth of blogs and the difficulty of regulating them make the government, used to exercising total control of the media, twitchy.

Bloggers who have found themselves in the dock include some who have exposed government corruption or made negative remarks about the former Soviet Union. But the government seems particularly anxious about criticism of China.

Many Vietnamese remain hostile to their northern neighbour, after 1,000 years of imperial domination and a bloody border war in 1979. But the country runs a large trade deficit with China and needs its investment more than ever. This explains the government’s eagerness to push ahead with the Chinese bauxite-mining project, despite widespread criticism from scientists and generals (as well as bloggers). They have questioned Chinese companies’ environmental records and expressed their fears for national security.

International press-freedom groups, which often rank Vietnam alongside China and Myanmar as among the riskiest countries for bloggers, have condemned the latest arrests. Foreign diplomats fear that the clampdown will harm the fight against corruption. The new rules may cow bloggers, and journalists may be too scared to cover anything even vaguely risky—the law is unclear about what they can and cannot report.

But not everyone is deterred. “They only ever go after the big fish,” says one young Hanoi blogger, who has also openly criticised China many times. Besides, he adds, the government may be shooting itself in the foot. When bloggers are arrested, their readership usually takes off.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét