Chủ làm, đầy tớ phá




Như thường lệ, cuối năm là dịp để các ngành, các cấp tại Việt Nam đua nhau báo cáo (láo hay thật cũng tùy nơi, tùy hoàn cảnh). Các cơ quan truyền thông liên tục hồ hởi về mức "tăng trưởng vượt bậc" của năm tài chính 2007. Nhưng một thực tế hiển nhiên khác là lạm phát "không thể kềm hãm" đã vượt qua mức tăng trưởng, (dân chúng, đặc biệt là những người nghèo đang lo xám mặt với cơm áo). Điều ấy có nghĩa chính xác là thụt lùi. Nguyên nhân có thể còn phải phân tích nhiều, nhưng nguyên nhân dễ thấy nhất là chính quyền đã quản lý kinh tế một cách sai lầm và tồi tệ. Xin giới thiệu vài phân tích do bạn Bat from hell gửi.

Chỉ số GDP (Gross Domestic Product) là chỉ số tổng sản phẩm nội địa của 1 lãnh thổ (ở đây là Việt Nam - còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội khi áp dụng cho phạm vi 1 nước), trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm), có được do công sức đóng góp của toàn dân (xem thêm ở đây), năm 2007, Việt Nam đang ráng phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 8,5%

Chỉ số CPI (Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian, và "trong rất nhiều trường hợp các quốc gia còn dùng CPI như đại diện cho thông số về lạm phát", mặc dù không phải bao giờ cũng đúng, hoặc chỉ phản ánh tương đối. Nhưng chỉ số này tăng hay giảm là do chính sách kinh tế của nhà nước, và 1 chính sách quản lý tồi tệ, hoàn toàn có khả năng phá hoại sức tăng trưởng GDP.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,8% vào tháng 9/2007 so với cùng kì năm ngoái (tương đương 7,3% tính từ đầu năm
) ... đó mới là số liệu của tháng 9, và cũng chỉ là 1 số liệu thiếu chính xác vì chưa tính đến các yếu tố khách quan khác có thể làm tăng chỉ số này, và thật ra, giá của những hàng hóa thiết yếu như thực phẩm và lương thực đều tăng cao hơn CPI, lần lượt là 13,52% và 9,15%. Tài liệu này cũng gọi rõ vấn đề là lạm phát - chứ ko phải ... tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI gì cả (đây cũng là 1 trò chơi chữ, kiểu dịch tả & dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân từ vi khuẩn tả) - và xác định thêm :

"...lạm phát trên thực tế có lẽ không chỉ là 8 hay 9% mà có thể còn cao hơn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá danh nghĩa 10 tháng năm 2007 tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong giai đoạn nay, đầu tư tăng nhanh hơn so với tiêu dùng, đồng thời chi tiêu của Nhà nước chiếm một tỷ lệ tương đối ổn định. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng tổng chi tiêu của nền kinh tế (theo giá danh nghĩa) phải cao hơn 22,7%.

Mặt khác, nếu đem cộng thâm hụt thương mại thực vào tốc độ tăng trưởng GDP thực, ta có tốc độ tăng trưởng nguồn cung thực vào khoảng 12-13%. Sự chênh lệch giữa tốc độ tăng tổng chi tiêu danh nghĩa và tăng trưởng GDP thực chính là tỷ lệ lạm phát, và vì vậy có lý do để lo ngại rằng lạm phát thực tế còn cao hơn mức công bố chính thức."

Có thể đặt vấn đề là tại .... giá thế giới tăng, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều nên bị ảnh hưởng. Vậy xin hỏi là có công ty xuất khẩu nào của Việt Nam được hưởng lợi nhờ giá thế giới tăng không?

Như đã nói ở trên, GDP cao là kết quả lao động của nhân dân, nhưng các chính sách quản lý kinh tế tệ hại để xảy ra lạm phát thì lại của ... cán bộ đề ra, mà "cán bộ là đầy tớ của nhân dân". Vậy thì rõ ràng là chủ làm mà đầy tớ phá chứ còn gì nữa ?!?!?!

Bat from Hell

1 nhận xét:

  1. đúng thật.
    Tính ra thì tăng trưởng ko bền vững.
    Bác lạng quạng đầy tớ phá nữa đó :D

    Trả lờiXóa