Nước giàu dân đói




Ngày thứ Năm 10/18, hãng thông tấn Pháp AFP trích lời một viên chức Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương nói khoảng 30 .000 công nhân tại 38 công ty đang đình công.

Ðài BBC, cũng nói, "Một nhà báo tự do theo dõi các diễn biến này nói với BBC công nhân bất bình vì mức lương thấp trong khi điều kiện làm việc quá hà khắc.

"Công nhân của tất cả các công ty đình công đều có mức lương từ 700.000 - 800.000 đồng (trên, dưới 50 mỹ kim) một tháng cộng với điều kiện làm việc rất khắc nghiệt,'' anh nói. 'Lương thì ít nhưng lại có quy định để trừ tiền rất nhiều của công nhân khi họ nghỉ hoặc có vi phạm nhỏ.'

"Nhà báo tự do không muốn nêu tên này nói với chương trình phát thanh của BBC rằng có những công ty, công nhân chỉ đến chậm giờ làm vài phút đã có thể bị trừ lương."

Trong một bài khác, cũng chính đài BBC viết, "Vào đầu tháng Ba, khi họp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận cần có chính sách tốt hơn cho người lao động.

"Người lao động được hưởng cái gì từ quá trình tăng trưởng?" Ông Dũng nêu câu hỏi này với cán bộ lao động, rồi chỉ thị cho họ, " Chúng ta phải bảo đảm điều này thì tăng trưởng mới bền vững được, nếu không, kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp lợi nhuận cao, nhưng người lao động có được trả lương đúng giá trị hay không?"

Tôi hiểu ông Dũng nói gì, mặc dù ông nói không đúng cách: câu hỏi thứ nhì đáng lẽ phải là câu trả lời. Ông Dũng phải nói, "… kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp lợi nhuận cao, nhưng người lao động không được trả lương đúng."

Nhưng một người gặp nhiều khó khăn như ông Dũng xứng đáng đuợc hưởng quyền đặ c miễn về những sai lầm văn phạm và cấu trúc câu nói, NÊÚ ông làm đúng điều ông nói không đúng. Tôi muốn nói là nếu những điều ông chỉ thị cho cán bộ của tổng liên đoàn lao động Việt Nam về quyền lợi của người lao công đuợc thể hiện thành đôi chút lợi tức cho những người đang bán rẻ mồ hôi để làm cho nước giầu, quan chức giầu mà họ vẫn bị bỏ đói.

Tôi muốn nói đến tệ trạng đánh trống bỏ dùi, nói cho ròn tai, sướng miệng, rồi sau bài diễn văn, cả người nói lẫn người nghe đều coi như công tác đã hoàn tất, công tác giới hạn trong việc người đọc diễn vă n phải đọc, người nghe diễn văn phải nghe, và không ai phải làm điều gì khác nữa.

Tệ trạng này làm mọi cuộc "đổi mới" chỉ là việc chùi sạch đánh bóng món hàng cũ; ngay cả việc xoá đó i, chống nghèo, việc chính phủ cộng sản Việt Nam thường hãnh diện như một thành công lớn của chế độ.

Nhân ngày 17 tháng Mười, ngày quốc tế chống nghèo đói của Liên Hiệp Quốc, tờ báo Dân Trí phỏng vấn ông Ðàm Hữu Ðắc, thứ trưởng bộ Lao Ðộng, Thương Binh, và Xã Hội về sự thành công lớn của chế độ trên địa hạt này.

Ông Ðắc thật thà nhìn nhận việc xoá đói, chống nghèo không thành công như ông ước muốn vì gặp 5 khó khăn.

"Thứ nhất là chính sách khám chữa bệnh quá ngắn;" ông Ðắc liệt kê, "thứ nhì cơ chế miễn giảm học phí không phù hợp lại thiếu minh bạch; thứ ba việc cho người nghèo vay vốn tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu; thứ tư chỉ tiêu hỗ trợ nhà ở cho người nghèo không thể thực hiện được với 500 ngàn căn nhà trong thời hạn 5 năm; và thứ năm là chương trình thực hiện đã gần 2 năm mà nguồn vốn do chính phủ cấp quá hạn hẹp."

Báo Thanh Niên online còn nêu lên việc, "Hơn một ngàn hộ trong số 7 ngàn năm trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Hậu Giang thiếu gạo ăn. Hơn 96% hộ nghèo thiếu gạo ăn là đồng bào Khmer thuộc các huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ… Số hộ nghèo còn lại thuộc dân tộc Chàm."

Tờ Thanh Niên còn viết, "được biết đời sống người thiểu số trong vùng đồng bằng Cửu Long rất thiếu thốn, trung bình cứ 7 hộ gia đình, lại có 1 hộ thiếu ăn. Lý do chủ yếu là họ vẫn sinh sống, canh tác theo truyền thống xưa cổ.

"Hiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang đã đề nghị Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trình chính phủ hỗ trợ cho các hộ đồng bào nghèo này."

Ðề nghị của tỉnh Hậu Giang tắc trách, vì đẩy trách nhiệm "cứu đói" sang cho bộ Nông Nghiệp, và nhận xét của tỉnh cũng không chính xác, vì lý do đói không phải là do người nông dân sắc tộc không biết canh tác theo kiểu mới.

Họ đã sống nhiều đời trên đồng lúa Hậu Giang mênh mông, cò bay mệt nghỉ, nơi từ ngàn xưa cho đến 1975 chưa bao giờ biết cảnh dân đói.

Nhưng ngày nay!

Việt Nam vào WTO, vào Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nước giầu, quan giầu, mà dân Hậu Giang lại đói, lao công Bình Dương lại đình công đòi tăng lương để bớt đói.

Nguyễn Ðạt Thịnh

Bài viết không nhất thiết thể hiện quan điểm của CLBNBTD

4 nhận xét:

  1. Thiên đàng XHCN ấy mà :)

    Trả lờiXóa
  2. CÓ LUẬT LAO DỘNG ĐẤY
    KHI MÀ KẺ BÀO HỘ VÀ HẤT HỦI LÀ MỘT THÌ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRỞ THÀNH BƠ VƠ CÒN THUA CẢ CÁI THỜI PHONG KIẾN

    Trả lờiXóa
  3. CÓ LUẬT LAO DỘNG ĐẤY
    KHI MÀ KẺ BÀO HỘ VÀ HẤT HỦI LÀ MỘT THÌ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRỞ THÀNH BƠ VƠ CÒN THUA CẢ CÁI THỜI PHONG KIẾN

    Trả lờiXóa
  4. Dieu quan trong chu yeu o day la o Viet nam minh khong co lay 1 cong doan doc lap de bao ve cho nguoi lao dong. Cong doan quoc doanh thi chi co bao ve cho tham nhung voi nhau la chinh.

    Trả lờiXóa